Phạt đền đang là ám ảnh đối với các cầu thủ tuyển Việt Nam

Trong mỗi môn thể thao đều có những quy luật riêng. Thậm chí, từ những bài học kinh nghiệm của những trận thể thao cũ, những quy luật này sẽ ngày càng được nâng cấp hơn để đảm bảo tính công bằng cho trận đấu. Trong bóng đá cũng vậy, mắc lỗi sai thì sẽ phải chịu phạt. Tuy nhiên có những tình huống trên sân gây ra tranh cãi rất nhiều. Đối với các tuyển thủ Việt Nam, sau khi trải qua trận đấu vòng loại World Cup 2022, giờ đây, phạt đền đang là nỗi ám ảnh của họ.

Thế nào là phạt đền?

Phạt đền còn gọi là đá phạt 11 mét hay penalty. Đây là một kiểu đá phạt trong bóng đá. Vị trí của quả đá phạt này là 11 mét tính từ khung thành và thủ môn của đội bị phạt. Đây là cú đá chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ đội tấn công (người sút phạt đền) và thủ môn đội phòng ngự. Trên thực tế, thường các quả đá phạt được biến thành bàn thắng. Ngay cả khi thủ môn có đẳng cấp quốc tế. Điều này có nghĩa rằng phạt đền mang tính chất quyết định. Đặc biệt trong các trận đấu có tỉ số thấp. Đá trượt phạt đền thường ảnh hưởng nặng tới tâm lý cầu thủ vì đã bỏ lỡ 1 cơ hội dễ dàng để ghi bàn.

Thế nào là phạt đền?
Phạt đền

Tuyển Việt Nam đang chịu nhiều phạt đền nhất trong 12 đội thi

Đội tuyển Việt Nam đang chịu nhiều quả phạt đền nhất trong số 12 đội góp mặt ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. Đây là vấn đề mà huấn luyện viên Park Hang-seo cần khắc phục cho các trận đấu quan trọng phía trước.

3 quả phạt đền ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022

Theo thống kê, đội tuyển Việt Nam đã chịu 5 quả phạt đền ở chiến dịch vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Đầu tiên là quả phạt đền trong trận đấu với Thái Lan hồi tháng 11/2019 ở vòng loại thứ 2. Đó từ pha phạm lỗi của Văn Hậu với cầu thủ đối phương trong vòng cấm. Ở 2 trận đấu cuối cùng cua vòng loại thứ 2 gặp Malaysia và UAE diễn ra hồi tháng 6/2021, đội tuyển Việt Nam nhận thêm 2 quả phạt. Đó là những pha phạm lỗi của Văn Hậu và thủ môn Tấn Trường.

2 quả phạt đền ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022

Hai quả phạt đền mới nhất đều diễn ra ở trận đấu với Saudi Arabia tại vòng loại thứ 3 diễn ra hôm 2/9. Nó đến từ pha để bóng chạm tay của Duy Mạnh và pha phạm lỗi của Quế Ngọc Hải. Huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói rằng: “việc để thua 2 bàn phạt đền cũng là một phần cái thiếu về mặt chiến thuật. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn chỉnh về mặt sơ đồ”.

2 quả phạt đền ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022
Việt Nam chịu 2 quả phạt đền ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022

Trong số 5 quả phạt đền mà đội tuyển Việt Nam phải nhận trong 4 trận đấu. Chúng ta có 1 trận thắng, 1 hoà và 2 thua. Ở trận hoà Thái Lan 0-0 hồi tháng 11/2019, Đặng Văn Lâm chính là người đã cản phá thành công quả phạt đền. Điều này giúp đội tuyển Việt Nam có trận hoà quan trọng. Từ đó tạo lợi thế dẫn đầu ở vòng loại thứ 2.

Lỗi hàng phòng ngự gây ra phạt đền

Nhìn lại các tình huống bị phạt đền của đội tuyển Việt Nam đều có điểm chung. Đó là đến từ các tình huống lỗi của hàng phòng ngự. Đó đều là những trận đấu mà đội tuyển Việt Nam chơi phòng ngự phản công trước các đối thủ mạnh. Trước sức ép của đối phương, các cầu thủ phòng ngự đã không có vị trí và sự nhạy cảm về không gian tốt nhất. Đây cũng là vấn đề mà huấn luyện viên Park Hang-seo sẽ phải rút ra những kinh nghiệm cho các cầu thủ ở những trận đấu tiếp theo.

Đội tuyển Việt Nam xác định tâm thế cửa dưới. Chúng ta sẽ chủ yếu sử dụng lối chơi phòng ngự trước các đối thủ mạnh ở vòng loại thứ 3. Việc sử dụng lối chơi này cũng đặt hệ thống phòng ngự luôn trong trạng thái tập trung cao nhất. Các vị trí, khoảng cách đủ để đưa ra các tình huống xử lý chính xác. Còn trong những tình huống xoạc bóng khi hậu vệ thất thế với các tiền đạo đối phương. Chúng ta phải chấp nhận rủi ro.

Sự can thiệp của công nghệ VAR

Ở vòng loại thứ 3, các trận đấu đều được sử dụng công nghệ VAR. Do đó mà tất cả các tình huống phạm lỗi hay để bóng chạm tay trong vòng cấm đề rất khó thoát lỗi. Đây là điều đã được chứng minh trong trận đấu với Saudi Arabia vừa qua. Trọng tài chính đã không thổi phạt Duy Mạnh. Cho đến thời điểm tham khảo công nghệ VAR để rồi bi kịch đã xảy ra.

Sự can thiệp của công nghệ VAR
Sự can thiệp của công nghệ VAR

Tại trận tứ kết Asian Cup 2019, đội tuyển Việt Nam cũng từng chịu thua trước Nhật Bản. Đó là quả phạt đền 11m sau khi trọng tài tham khảo công nghệ VAR. Đó là những kinh nghiệm mà cầu thủ Việt Nam cần phải rút ra cho bản thân trong các trận đấu sắp tới.

Tuyển Việt Nam cần chuyên nghiệp đón nhận thất bại

Bóng đá chỉ có được may mắn khi đội bóng thực sự mạnh. Ngoài ra còn phải tạo ra được nhiều cơ hội. Nhiều người nói rằng, Saudi Arabia đã may mắn thắng Việt Nam nhờ có công nghệ VAR. Ngoài ra còn lối chơi hơn người. Nhưng hãy đặt lại một câu hỏi rằng, trong suốt khoảng thời gian trước đó, Saudi Arabia đã miệt mài tấn công; tạo ra nhiều cơ hội nguy hiểm như thế nào. Vấn đề ở chỗ, sức chống đỡ của đội tuyển Việt Nam chỉ dừng lại ở tình huống đó. Bởi nếu không là Duy Mạnh, biết đâu lại là cầu thủ khác mắc lỗi trong một tình huống khác ở cuối trận. Trong lúc mà nền tảng thể lực của chúng ta đã bị suy giảm.

Chúng ta cần nhìn nhận sự thắng thua ở một cuộc chơi đến từ yếu tố thực lực, luật lệ. Thay vì yếu tố cảm xúc. Đội tuyển Việt Nam đáng khen ngợi bởi tinh thần thi đấu. Hơn nữa là cách tiếp cận trận đấu rất hợp lý. Nhưng chúng ta thua đối thủ vì yếu hơn; đẳng cấp thấp hơn đó là điều hết sức bình thường. Do đó cần chuyên nghiệp để đón nhận thất bại. Những phản ứng mang tính cảm xúc sẽ khiến cho chúng ta sẽ còn đối mặt với những quả phạt đền; những bàn thua nghiệt ngã.

Trả lời